KẾ HOẠCH Lao động tổng vệ sinh phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.

PHÒNG GD & ĐT TÂN HỒNG       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

       TRƯỜNG MN DINH BÀ             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       Số: 17/KH.MNDB                                Tân Hộ Cơ, ngày 27 tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH
Tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp

——

Thực hiện  công văn Số: 195 /PGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2020 của PGD Tân Hồng V/v triển khai thực hiện hướng dẫn hướng dẫn quy trình vệ sinh môi trường bề mặt trường, lớp học, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm

Thực hiện  công văn Số: 198/PGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2020 của PGD Tân Hồng V/v tổng vệ sinh trường, lớp học chuẩn bị cho trẻ em, học sinh đến trường.
Trường mầm non Dinh Bà xây dựng kế hoạch tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng ,chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona trên phạm vi toàn trường như sau:
I.Mụctiêu
-100% các nhóm lớp , bếp ăn, khu vực môi trường xung quanh lớp học và xung quanh trường được tổng vệ sinh và khử khuẩn phòng chống dịch bệnh.
– Nâng cao kiến thức thực hành của CBGV-NV, phụ huynh và người chăm sóc trẻ về phòng,chống dịch bệnh .
II.Thời gian và địa điểm thực hiện :

  1. Thời gian: từ 07h30’ thứ Sáu,ngày 28 tháng 02 năm 2020.
    Sau đó duy trì thường xuyên vào thứ sáu hàng tuần

2.Địa điểm:  Trường MN Dinh Bà,điểm chính Dinh Bà và điểm phụ Chốt Bình phú.
III. Quy định chung về vệ sinh môi trường bề mặt

  1. Chuẩn bị phương tiện và dung dịch làm sạch

Sử dụng các dụng cụ vệ sinh như: vải(giẻ), khăn, xô, thùng, hóa chất chuyên dụng khi bắt đầu thực hiện quá trình lau,…dụng cụ phải sạch, bảo đảm hoạt động tốt.

  1. Hóa chất làm sạch, khử khuẩn

– Hóa chất tẩy rửa: Thường là xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa thông thường.

– Hóa chất khử khuẩn: Có thể sử dụng đối với các bề mặt tiếp xúc thường xuyên hoặc khi có trường hợp nghi ngờ hoặc xác định trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm.

  1. Trình tự làm sạch

Làm sạch từ khu vực sạch đến khu vực bẩn, từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên, từ bề mặt cao tới bề mặt thấp và từ trong ra ngoài, từ trên xuống theo 1 chiều.

  1. Kỹ thuật làm sạch

– Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch. Sử dụng cây gom chất thải. Không thu gom các chất thải sắc nhọn như kính, thủy tinh,… bị vỡ bằng tay trần và loại bỏ ngay chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng.

– Giảm thiểu khuyếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau: Không dùng chổi trong khu văn phòng, phòng học, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau, không giũ, lắc tải/giẻ khi lau.

– Tốt nhất là sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/vải lau thường xuyên. Không nhúng khăn/vải bẩn vào dung dịch làm sạch. Sử dụng khăn/vải lau riêng cho từng khu vực.

– Thay dung dịch làm sạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc khi nhìn thấy dung dịch đổi màu đục/bẩn.

  1. Tần suất làm sạch

– Tần suất làm sạch bề mặt có tiếp xúc thường xuyên cao hơn bề mặt tiếp xúc ít.

– Phòng học, văn phòng phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày; đối với khu khu vực sử dụng chung như: khu nhà vệ sinh, hành lang, sân trường hoặc lối đi lại trong cơ sở giáo dục phải được làm vệ sinh 2 lần/ngày.

– Tổng vệ sinh cơ sở giáo dục 2 tuần/lần. Loại bỏ các cành cây tạo độ thông thoáng khu vực xung quanh phòng học.

  1. Yêu cầu chất lượng làm sạch

Mọi bề mặt luôn sạch khi quan sát bằng mắt thường (không có bụi, vết bẩn, vết đánh dấu hoặc các chất ô nhiễm khác) và không có mùi khó chịu. Môi trường xung quanh cơ sở giáo dục thông thoáng, sạch sẽ.

  1. IV. Kỹ thuật vệ sinh môi trường bề mặt
  2. Mục đích

– Làm sạch bụi, chất thải sinh hoạt trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường học.

– Bảo đảm các bề mặt sàn nhà, tường, cửa, nhà vệ sinh,… luôn sạch sẽ, gọn gàng và môi trường trường học sạch đẹp, an toàn cho giáo viên, học sinh, nhân viên trường và cho cộng đồng.

  1. Kỹ thuật vệ sinh bề mặt

– Kỹ thuật lau: Lau theo 1 chiều từ “sạch” đến “bẩn”; và nên chia đôi mặt sàn nhà, đặt biển báo để dành ½ lối đi. Lau theo hình zíc zắc, đường lau sau không trùng đường lau trước; không dùng mặt khăn bẩn hay vải bẩn để lau lại đường lau trước đó.

– Mỗi vải, khăn lau nhà chỉ lau trong diện tích khoảng 10-20m2; vải/khăn lau bề mặt bàn chỉ dùng một lần.

– Kỹ thuật vệ sinh kính: Phải phun dung dịch vệ sinh kính, lau với cây gạt kính chuyên dụng, lau sạch lại không để vết hóa chất nước còn đọng với khăn lau chuyên dụng.

  1. V. Quy trình vệ sinh từng khu vực cơ bản
  2. Vệ sinh phòng học/phòng chức năng trước giờ học hoặc sau khi tan học. Các bước thực hiện: Mỗi phòng học sử dụng khăn lau riêng.

Bước 1: Mang phương tiện phòng hộ cần thiết, chuẩn bị đủ phương tiện vệ sinh, đặt biển báo theo đúng quy định.

Bước 2: Pha dung dịch làm sạch bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường (hoặc dung dịch khử khuẩn khi có trường hợp nhiễm khuẩn).

Bước 3: Thu dọn đồ đạc, loại bỏ những đồ vật không cần thiết ra khỏi phòng.

Bước 4: Lau/quét ẩm cho sạch bụi và hốt sạch chất thải, chú ý các góc ở dưới gầm bàn, ghế, hộc bàn, …

Bước 5: Lau các vật dụng, thiết bị trong phòng, cửa ra vào, tay nắm cửa.

Bước 6: Lau sàn nhà phòng học

1.1. Đối với khu vực phòng học thông thường

– Lau lần 1 với chất tẩy rửa làm sạch (xà phòng).

– Lau lần 2 với nước sạch và để khô.

1.2. Đối với phòng học có ghi nhận trường hợp nghi ngờ/xác định nhiễm cúm, bệnh tay chân miệng,…

– Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng).

– Lau lần 2 với nước sạch.

– Lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn (đã được pha theo đúng quy định).

Bước 7: Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng.

Bước 8: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 9: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh bề mặt bàn, ghế, vật dụng trong phòng học, phòng họp, khu vực sinh hoạt chung.

Đây là những bề mặt thường chứa các mầm bệnh có nguồn gốc từ môi trường và dịch tiết khi ho, hắt hơi. Các bước thực hiện tương tự như vệ sinh bề mặt, thường thực hiện trước khi vệ sinh sàn nhà.

2.1. Đối với các bề mặt thông thường. Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc phương tiện phòng hộ cá nhân.

Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.

Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt bàn, ghế trong khu vực cần vệ sinh cho vào thùng đựng chất thải.

Bước 4: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch và dùng khăn sạch để lau khô.

Bước 5: Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.

Bước 6: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 8: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

2.3. Đối với các bề mặt nhiễm khuẩn. Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất làm sạch và khử khuẩn, mang phương tiện phòng hộ cá nhân.

Bước 2: Pha hóa chất khử khuẩn bề mặt theo quy định.

Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt giường, bàn, ghế, đệm trong khu vực cần vệ sinh cho vào thùng đựng chất thải.

Bước 4: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch, để khô lau lại với dung dịch khử khuẩn và để khô.

Bước 5: Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.

Bước 6: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 8: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các vật dụng khác (vệ sinh hàng tuần) bao gồm: quét trần tường, cửa sổ, đèn, quạt, lau kính, vệ sinh sinh sàn nhà,…Các bước thực hiện:

Bước 1: Thông báo cho khu vực cần phải vệ sinh về kế hoạch vệ sinh trần nhà, tường, quạt, đèn,….

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất vệ sinh và mang phương tiện phòng hộ cá nhân.

Bước 3: Quét nhẹ nhàng, cẩn thận trần nhà, tường, cửa từ trên xuống theo 1 chiều loại bỏ bụi và màng nhện, chú ý tránh bụi rơi vào mắt.

Bước 4: Lau cửa, kính, tường men, các dụng cụ như quạt trần, đèn, v.v… bằng chất tẩy rửa thông thường, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.

(Nếu bề mặt quá bẩn có thể dùng bàn chải và chất tẩy rửa cọ rửa sạch sẽ và lau xử lý hết các vết bẩn trên trần, tường, sau đó lau lại bằng nước sạch).

Bước 6: Lau sàn nhà và những đồ vật có thể bị vấy bẩn trong quá trình vệ sinh theo quy trình.

Bước 7: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.

Bước 8: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 9: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh bồn rửa tay

Bồn rửa tay sạch, không có các đồ vật không cần thiết và có đầy đủ phương tiện cho thực hiện vệ sinh tay bao gồm: Quy trình vệ sinh tay, xà phòng, khăn/giấy lau tay dùng 1 lần, thùng đựng khăn bẩn phải có nắp đậy, luôn sạch sẽ và có sẵn tại bồn rửa tay. Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang phương tiện phòng hộ cá nhân (chú ý mang găng tay dày, tạp dề chống thấm)

Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định

Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt bồn rửa tay cho vào thùng đựng chất thải

Bước 4: Vệ sinh theo thứ tự:

– Thấm ướt khăn lau trong dung dịch làm sạch và vắt kỹ, bắt đầu làm vệ sinh từ bên ngoài vào bên trong bồn rửa tay, thùng đựng khăn lau tay, chai đựng xà phòng.

– Lau các bề mặt quanh chậu rửa, bao gồm gạch lát tường, các gờ, các ống dẫn, phần bên dưới bồn rửa, chỗ để khăn giấy, chỗ để xà phòng, lau bên trong và ngoài chậu, trong đó có miệng vòi, dây giật nước, vòi nước và ống thoát nước.

– Cho nước chảy từ vòi ra rửa kỹ bồn, cho nước chảy vào ống thoát nước, kiểm tra độ thông thoáng hệ thống nước thải và làm sạch ống thoát nước bằng bàn chải.

– Đánh bóng các bộ phần bằng kim loại làm bằng thép không rỉ hoặc inox với chất làm sạch và bóng của vòi nước, tay cầm hoặc bồn rửa.

Bước 5: Bổ sung thêm xà phòng và khăn/giấy lau tay (nếu cần)

Bước 6: Thu gom phương tiện vệ sinh bề mặt.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 8: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh nhà vệ sinh

Mục đích: Đảm bảo phòng vệ sinh, bồn rửa tay, tường luôn sạch sẽ không có chất thải rơi vãi ra bên ngoài và không có mùi hôi.

Tần suất: làm vệ sinh tối thiểu 02 lần cho nhà vệ sinh trong các phòng học, nhà vệ sinh nhân viên; 03 lần/ngày cho nhà vệ sinh công cộng và khi cần (nhà vệ sinh hôi, bẩn, đổ nước, dịch bắn tóe ra bên ngoài, lên tường, sàn,…). Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện vệ sinh đầy đủ, rửa tay mang khẩu trang, tạp dề chống thấm, đeo găng tay dầy quá cổ tay.

Bước 2: Xả nước bồn cầu – đóng nắp khi xả.

Bước 3: Đổ/bôi chất tẩy rửa vào trong bồn cầu bao gồm cả phần dưới vành bệ và các vùng có ứ đọng chất bẩn, nắp bồn cầu, bệ ngồi, các bờ tường, chân tường,…

Bước 4: Dùng cọ rửa vệ sinh chuyên dụng để làm sạch tất cả những vết bẩn trên tường, bắt đầu làm sạch từ chỗ cao nhất xuống đến chỗ thấp nhất, từ bên ngoài vào bên trong và từ chỗ sạch đến chỗ bẩn:

– Làm sạch bên ngoài và xung quanh bồn cầu, bao gồm cả vòng nắm, giá để giấy vệ sinh, hệ thống ống dẫn, các thùng vệ sinh, bể chứa nước, nắp bồn cầu, bên trên, bên dưới và các bản lề (bao gồm cả các thùng vệ sinh).

– Cọ rửa bên ngoài và xung quanh bồn cầu bằng chổi cọ chuyên dụng, đặc biệt là các vết ố, dòng nước và dưới vành bồn cầu.

Bước 5: Xả nước rửa bồn cầu, rửa chổi cọ trong nước xả, vệ sinh cán chổi cọ.

Bước 6: Sau cùng dùng giẻ lau chỗ ngồi ở bồn cầu, tay gạt nước xả, nắp bồn cầu, đóng nắp, kiểm tra và bổ sung giấy vệ sinh nếu cần.

Bước 7: Thu gom và xử lý các chất thải giấy vệ sinh hàng ngày hoặc khi cần. Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày.

Bước 8: Thu dọn dụng cụ; Tháo găng và vệ sinh tay

Bước 9: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh khu vực hành lang, cầu thang

Đây là khu vực nhiều người qua lại, nhiều bụi, chất thải bám và đóng các kẽ bậc lên xuống, các góc cầu thang. Các tay cầm, vịn, song cầu thang nhiều người cầm nắm, nguy cơ lây nhiễm cao, nhất là khi vào mùa dịch bệnh.

Cần được vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần (cầu thang bẩn, khi có dịch,…). Và có kế hoạch cuốn chiếu hằng tháng tổng vệ sinh cọ rửa nền nhà, hành lang, cầu thang… từng vùng nhỏ và lau khô ngay. Tránh đổ nước dùng chổi quét làm thấm, ẩm ướt, trơn trượt.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và đặt biển báo.

Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.

Bước 3: Thu gom chất thải và quét ẩm cầu thang vào túi/thùng đựng chất thải.

Bước 4: Dùng vải sạch thấm nước xà phòng lau tay vịn, bề mặt bậc thang, bờ tường trước tiên và sau cùng lau lại bằng nước sạch và để khô.

Bước 5: Dọn dẹp, tháo dỡ biển báo.

Bước 6: Thu dọn chất thải, dụng cụ.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 8: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

  1. Vệ sinh đồ dùng học tập

Đồ dùng học tập của học sinh như đồ chơi trẻ em, dụng cụ thực hành, thí nghiệm. Đây là các dụng cụ có thể là một ổ chứa các tác nhân vi sinh vật gây bệnh có khả năng từ các nguồn có trong nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, phân hoặc các chất khác của cơ thể do quá trình sử dụng, học tập của học sinh/trẻ nhỏ

  1. Một số điểm cần lưu ý đối với các đồ chơi dùng ở trường mầm non:

– Sử dụng vật liệu không xốp và có thể chịu đựng được phương pháp vệ sinh hiện có đang áp dụng tại các trường học; Nếu đồ chơi không có biện pháp làm sạch, cần được loại bỏ không sử dụng trong trường học;

– Không được sử dụng đồ chơi nếu hấp phụ nước;

– Không có các bộ phận điện tử, vật liệu không thể vệ sinh với hóa chất khử khuẩn

  1. Qui trình vệ sinh đồ dùng học tập/ đồ chơi

– Đối với các đồ dùng dụng cụ dùng trong thực hành, thí nghiệm cần được làm sạch bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường và lau chùi sạch sẽ sau khi kết thúc buổi học.

– Đối với đồ chơi trẻ em cần thường xuyên được làm sạch bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

– Vệ sinh tất cả các bề mặt thùng đồ chơi, vệ sinh nơi cất lưu trữ, bảng, tủ, kệ của phòng chơi/nơi leo trèo. Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc tại các khu vui chơi của trẻ như thú nhúng, nhà banh, đu quay,… cũng cần được vệ sinh bề mặt ít nhất 2 lần/tuần.

– Đối với trường học nội trú các vật dụng như mền, gối cần phải được giặt hàng tuần hoặc khi cần. Trang bị riêng cho mỗi học sinh, không được sử dụng chung.

  1. Vệ sinh nhà bếp

10.1. Quy định vệ sinh chung:

– Nhà bếp phải được thiết kế một chiều, sạch sẽ, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng.

– Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Trường hợp rửa tay với xà phòng phải có khăn sạch, khô để lau tay sau khi rửa.

– Có khăn sạch riêng để lau vệ sinh bề mặt và dụng cụ nhà bếp. Dụng cụ vệ sinh nhà bếp phải được để riêng với các dụng cụ vệ sinh khác.

– Phải có dụng cụ dùng riêng cho việc chế biến thức ăn sống và thức ăn chín khác nhau. Tránh nhiễm chéo trong khâu lưu trữ hoặc trong khâu chuẩn bị (thường từ thức ăn sống, tay, hoặc các dụng cụ nhiễm khác).

– Thực phẩm phải được bảo quản đúng cách, còn hạn dùng, tránh côn trùng, chuột, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Nấu kỹ những thức ăn dễ nhiễm khuẩn, tốt nhất nên nấu ngay trước khi dùng. Làm nóng phần thức ăn còn lại trước khi cấp phát.

– Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa.

– Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ (dụng cụ, bề mặt làm việc, và dụng cụ làm bếp).

– Có lịch tổng vệ sinh và khử trùng hàng tuần

– Nhân viên phải mang bảo hộ thích hợp (đội mũ, mang tạp dề, khẩu trang,..) khi làm việc và khi làm vệ sinh; Không để móng tay hoặc sơn móng tay, hạn chế tối đa việc mang các trang sức.

– Nhân viên làm việc trong nhà ăn phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khi nhiễm các bệnh: nhiễm trùng cấp hoặc mãn, bệnh về da, tiêu chảy, nhiễm trùng da, vết thương hở phải được nghỉ để điều trị

10.2. Quy trình vệ sinh khu vực chế biến thức ăn:

– Làm vệ sinh theo trình tự: lau vật dụng quanh khu vực chế biến thức ăn, lau xe đẩy cấp phát thức ăn, lau sàn nhà sau cùng.

– Khăn lau bàn, lau xe đẩy, khăn/giẻ lau nhà để riêng, giặt riêng, phơi riêng.

– Có qui định cụ thể lịch vệ sinh hàng ngày và hàng tuần đối với các vật dụng còn lại như lò nấu cơm, khay/giỏ/rổ đựng khăn, thức ăn, tủ lạnh bảo quản thực phẩm, kho để thực phẩm… vệ sinh trần nhà, cửa, quạt, tường, nhà tắm …

– Dụng cụ chế biến thức ăn: Ngâm bằng xà phòng/chất tẩy rửa thông thường, rửa lại bằng nước sạch.

– Các bề mặt phải được làm khô sau khi làm sạch.

Vệ sinh xe đẩy thức ăn: Lau trước và sau khi phân phối thức ăn.

10.3. Quy trình vệ sinh bề mặt khu vực chế biến thức ăn. Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, dung dịch xà phòng/chất tẩy rửa thông thường, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

Bước 2: Pha dung dịch lau bề mặt theo quy định.

Bước 3: Dọn dẹp và lấy bỏ các đồ đạc không cần thiết, các chất thải có trên các bề mặt bàn, ghế trong khu vực cần vệ sinh cho vào thùng đựng chất thải.

Bước 4: Lau sạch bụi bằng khăn ẩm, kế đến lau bằng nước xà phòng, sau cùng lau lại bằng nước sạch và dùng khăn sạch để lau khô.

Bước 5: Dọn dẹp, kê gọn gàng đồ đạc trong khu vực vệ sinh.

Bước 6: Thu dọn, đưa chất thải, dụng cụ ra khỏi phòng.

Bước 7: Tháo găng tay và rửa tay.

Bước 8: Ghi vào nhật ký/bảng kiểm công việc hằng ngày đã hoàn thành.

10.4. Quy trình chế biến và phân chia thực phẩm. Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa tay trước khi chế biến thức ăn

Bước 2: Thực hiện chế biến thức ăn

Bước 3: Rửa tay sau khi hoàn tất chế biến thức ăn

Bước 4: Thay tạp dề sạch, mang khẩu trang kín mũi

Bước 5: Rửa tay, mang găng

Bước 6: Phân chia thức ăn chín

Bước 7: Tháo găng – Rửa tay.

  1. Vệ sinh nhà ăn, căn tin

11.1. Quy định vệ sinh chung:

– Nhà ăn, căn tin được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.

– Sàn nhà, bàn ghế và các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống, sàn nhà phải được lau, rửa hàng ngày bằng chất tẩy rửa và nước sạch;

– Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Trường hợp rửa tay với xà phòng phải có khăn sạch, khô để lau tay sau khi rửa.

– Có phương tiện phân loại, thu gom chất thải

– Thực hiện tổng vệ sinh và khử trùng nhà ăn, căng tin hàng tuần.

11.2. Quy trình vệ sinh khay ăn, gamel. Các bước thực hiện:

Bước 1: Đổ thức ăn thừa (nếu có).

Bước 2: Tráng qua nước sạch.

Bước 3: Dùng miếng chà rửa với nước rửa chén.

Bước 4: Rửa lại nước sạch 3 lần.

Bước 5: Úp ráo nước, cho vào lò hấp dụng cụ (nếu có).

Bước 6: Bảo quản trong tủ sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, chống gián, chuột và các côn trùng khác.

VI.Nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện

– BGH nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch khử khuẩn triển khai tới 100% nhóm lớp, các bộ phận…,cùng vệ sinh với giáo viên cũng như thường xuyên kiểm tra giám sát các bộ phận trong việc vệ sinh.
– Giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp thực hiện vệ sinh đồ dùng đồ chơi ,dụng cụ dạy học ,đồ dùng cá nhân của trẻ (khăn, cốc ,thìa..) vệ sinh môi trường xung quanh lớp học
– Nhân viên bếp thực hiện vệ sinh khu vực sơ chế, chế biến, dụng cụ ,bếp nấu , khu vực chia, dụng cụ chia đựng thức ăn của trẻ
-Tổ bảo vệ : Thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh trường, khơi thông cống rãnh
-Tổ hành chính : Thực hiện vệ sinh các phòng chức năng , môi trường quanh khu làm việc..

Trên đây là kế hoạch tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng ,chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới do vi rút corona của trường mầm non Dinh Bà./.
Nơi nhận:                                                                            HIỆU TRƯỞNG                  – PGD (b/c);                                                                               

– GV-NV ( th/h);                                                                            đã ký

– Lưu VT.                                                                                 Võ Thi Thi